Tác Phong Của Phiên Dịch Viên Tiếng Ấn Độ
Hệ thống phiên dịch toàn quốc
Điện thoại: 0967 204 888 / Email: a2zphiendich@gmail.com
10.000 Phiên dịch tiếng Anh - Nhật - Hàn - Nga - Pháp - Đức - Trung ...
Công ty dịch thuật – phiên dịch A2Z với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật – phiên dịch đã và đang triển khai dịch vụ phiên dịch tiếng Ấn Độ cho nhiều dự án lớn nhỏ ở trong và ngoài nước. Các khách hàng của A2Z là những cá nhân, tập thể, công ty, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư thuộc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Tác Phong Của Phiên Dịch Viên Tiếng Ấn Độ
Không phải cứ giỏi ngoại ngữ là đã có thể làm nghề phiên dịch viên. Không tuân thủ những tác phong cơ bản này, bạn chọn nghề thì nghề cũng từ chối bạn, A2Z sẽ làm rõ các tác phong cần có phiên dịch viên tiếng Ấn Độ với khách hàng, để có cái nhìn tổng quát về nghề phiên dịch viên.
Nghề phiên dịch viên là 1 trong những ngành nghề hot nhất xã hội hiện nay. Công việc này yêu cầu người làm nghề phải có trình độ cao về ngoại ngữ, nhiều kỹ năng tổng hợp, có kiến thức sâu rộng và am hiểu xã hội… Tuy nhiên, dù đã tự tin sở hữu hết các yêu cầu kể trên thì vẫn có 1 lưu ý cực quan trọng dành cho các phiên dịch viên (PDV), đó là họ phải có thái độ và tác phong chuyên nghiệp đến mức tối đa. Ai đã từng làm phiên dịch đều biết rõ, nếu bạn không phải là người tinh tế, cẩn thận và chú ý tỉ mỉ các chi tiết nhỏ nhặt thì rất dễ bị đào thải ra khỏi nghề này. Để không gây ấn tượng xấu cho khách hàng trong 1 buổi phiên dịch, có 5 quy tắc bất thành văn mà bạn phải thuộc nằm lòng.
Tác Phong Của Phiên Dịch Viên Tiếng Ấn Độ
1 Trang phục
Khi PDV gặp gỡ khách hàng, trang phục là thứ đầu tiên đập vào mắt người đối diện. Thế nên, việc lựa chọn quần áo cho phù hợp là điều hết sức quan trọng mà bất cứ PDV nào cũng không thể coi thường. Có những lưu ý về trang phục của người làm nghề phiên dịch viên như sau:
- Chọn quần áo mang tính công sở, trang trọng, chừng mực và đúng tính chất của buổi biên dịch
- Không mặc hở hang, màu mè và lòe loẹt hay quá cầu kỳ khiến khách hàng bị lấn át
- Chọn trang phục có tông màu nhã nhặn, không mix trên 3 màu sắc trong 1 set đồ
- Áo phông, quần bò, váy quá ngắn là loại trang phục tối kị khi đi phiên dịch
- Sơ mi, quần âu cho nam phiên dịch và chân váy dài kèm sơ mi cho nữ phiên dịch là phong cách tối giản được PDV ưa chuộng nhất. Nếu buổi phiên dịch đặc biệt trang trọng, người dịch có thể dùng thêm áo vest bên ngoài.
- Đối với việc phiên dịch cho các sự kiện giải trí, PDV có thể chọn trang phục bắt mắt và thời trang hơn.
2 Giọng nói
PDV là người kết nối, giao tiếp qua lại giữa các đối tác khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa nên giọng nói của họ thật sự rất có ảnh hưởng trong 1 buổi phiên dịch. Yêu cầu về giọng nói của người phiên dịch phải:
- Phát âm truyền cảm, lưu loát, rõ ràng, mạch lạc và có độ trầm ấm nhất định.
- Phát âm chuẩn tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.
- Không bị ngọng, không nói âm giọng địa phương, không dùng từ lóng khiến ý nghĩa câu dịch bị sai lệch
- Có khả năng nói trôi chảy, không ngắc ngứ, truyền tải thông tin 2 chiều tốt nhất.
- Biết điều chỉnh âm lượng phù hợp. Không nói quá to hay quá bé. Có sự ngắt câu hợp lý, không nói liền 1 mạch khiến người nghe nghe không kịp.
Giọng nói dễ nghe sẽ khiến khách hàng cảm thấy dễ chịu và thu hút, mang lại hiệu quả cao và ngược lại. Thế nên nếu giọng bạn chưa tốt và hay, phải chăm chỉ luyện tập ngay từ bây giờ nếu đang học và có ý định tìm việc làm phiên dịch.
3 Thái độ, cử chỉ
Để cung cấp 1 dịch vụ phiên dịch chuyên nghiệp, người làm nghề phiên dịch viên phải luôn giữ được cử chỉ từ tốn, thái độ đúng mực và có thể kiểm soát được mọi tình huống. Trong mỗi phiên phiên dịch, PDV tuyệt đối không thể hiện thái độ lấn lướt khách hàng, thể hiện mình thông minh hay hiểu biết hơn họ. Tự tin vào khả năng của bản thân là điều cần thiết nhưng không được tự phụ. Có thể thay đổi 1 chút các phương án dịch sao cho dễ hiểu nhưng vẫn phải đúng trọng tâm, điều quan trọng nhất mà bạn phải làm là truyền đạt qua lại đủ và đúng lượng thông tin hai bên đưa ra 1 cách khách quan. Không mang trạng thái cảm xúc cá nhân vào buổi dịch, kiểm soát các tình huống xảy ra, linh hoạt ứng biến khi cần thiết.
Giao tiếp qua lại 2 bên cần đủ lịch sự và từ tốn, bên cạnh đó, 1 trạng thái thoải mái, thân thiện cũng sẽ mang hiệu quả tích cực cho người dịch lẫn các đối tượng khách hàng. Cần phải đề cao tinh thần chuyên nghiệp trong khi làm việc, đã là PDV, hãy nhớ kỹ điều đó.
Tác Phong Của Phiên Dịch Viên Tiếng Ấn Độ
4 Vị trí đứng/ ngồi
Có 1 quy ước chung bất di bất dịch mà người làm dịch vụ phiên dịch phải nắm rõ đó là vị trí của 1 PDV. Chỗ đứng/ ngồi của 1 người phiên dịch được quy định rõ là bên trái khách hàng, tuyệt đối không chen lấn hay đứng nhầm sang bên phải vì đó là vị trí dành riêng cho phụ tá, trợ lý, cấp dưới thân cận của chính khách. Đây là thông lệ ngoại giao bắt buộc, PDV chỉ cần phạm lỗi này 1 lần thôi cũng gây nên hậu quả lớn không đáng có.
Ngoài ra, PDV nên đứng lùi đằng sau 1 chút so với đối tượng được phiên dịch, mức độ tiếp xúc với máy ảnh, máy quay phim càng ít càng tốt, đặc biệt không che khuất hình ảnh của nhân vật chính trước ống kính máy quay. Lúc đi lại, chú ý bước chậm hơn khách hàng, đi lùi phía sau vài bước, nếu không bạn sẽ bị đánh giá là thất lễ, thiếu chuyên nghiệp và không có thái độ tôn trọng người khác.
Kết thúc buổi phiên dịch, 1 PDV chuyên nghiệp và có kinh nghiệm sẽ không nhanh chóng tạm biệt khách hàng. Họ sẽ ngồi lại để trò chuyện và tìm hiểu thêm về đối tượng mình vừa làm việc cùng. Đây là cách đơn giản nhưng chiếm được thiện cảm rất lớn, cơ hội cho những lần hợp tác sau cũng cao hơn. Đây là tác phong then chốt mà những ai đang tìm việc làm phiên dịch nên đặc biệt lưu tâm.Trên thực tế, tác phong cũng rất quan trọng đối với 1 người làm phiên dịch viên, nếu bạn giỏi chuyên môn nhưng tác phong kém, âm điệu địa phương quá nặng, nói ngọng và không làm thế nào để sửa thì thay vì làm phiên dịch, bạn phù hợp hơn với nghề biên dịch viên.
Phiên dịch A2Z với đội ngũ phiên dịch viên được đào tạo bài bản tại các trường đại học lớn chuyên ngữ, 100% cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ tốt nghiệp chuyên ngành và có trình độ chuyên môn cao đã từng tham gia phiên dịch tiếng Ấn Độ nhiều năm tại Việt Nam, Ấn Độ và các nước khác. Phiên dịch của chúng tôi có đủ kỹ năng, trình độ, tác phong chuyên nghiệp đảm bảo buổi phiên dịch diễn ra thành công, thuận lợi. Có trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực phiên dịch, dịch thuật. A2Z luôn nhận được tin tưởng và lựa chọn bởi các doanh nghiệp Fortune trên thế giới và VNR500 như World Bank, EuroCham, Petro Vietnam, Emirates... Chất lượng là kim chỉ nam mà Phiên dịch A2Z luôn hướng đến. Khách hàng có thể kiểm tra trước khả năng của phiên dịch viên tiếng Ấn Độ qua các bài test hoặc các buổi phỏng vấn để đảm bảo rằng khách hàng hài lòng với mọi lựa chọn ứng viên của Phiên dịch A2Z.
Tác Phong Của Phiên Dịch Viên Tiếng Ấn Độ
Công ty dịch thuật – phiên dịch A2Z với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật – phiên dịch đã và đang triển khai dịch vụ phiên dịch tiếng Ấn Độ cho nhiều dự án lớn nhỏ ở trong và ngoài nước. Các khách hàng của A2Z là những cá nhân, tập thể, công ty, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư thuộc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Yếu Tố Cần Có Của Phiên Dịch Viên Tiếng Ấn Độ
Hệ thống dịch thuật – phiên dịch A2Z là một trong những đơn vị cung cấp Dịch vụ phiên dịch tiếng Ấn Độ hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có thể phiên dịch hơn 50 ngôn ngữ trên thế giới đảm bảo quý khách hàng sẽ hài lòng về dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Phiên Dịch Viên Ấn Độ Chuyên Nghiệp
Công ty dịch thuật – phiên dịch A2Z với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật – phiên dịch đã và đang triển khai dịch vụ phiên dịch tiếng Ấn Độ cho nhiều dự án lớn nhỏ ở trong và ngoài nước. Các khách hàng của A2Z là những cá nhân, tập thể, công ty, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư thuộc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Pages
Đối tác
Hệ thống tư vấn dịch vụ công A2Z đã có ở 63 tỉnh thành
- Hà Nội 8
- Hưng Yên 1
- Hải Phòng 2
- Quảng Ninh 1
- Bắc Ninh 1
- Vĩnh Phúc 1
- Hải Dương 1
- Nam Định 1
- Ninh Bình 1
- Thái Nguyên 1
- Thái Bình 1
- Bắc Giang 1
- Tuyên Quang 1
- Thanh Hóa 1
- Nghệ An 1
- Hà Tĩnh 1
- Huế 1
- Đà Nẵng 2
- Quảng Ngãi 1
- Bình Định 1
- Bình Thuận 1
- Buôn Ma Thuật 1
- Nha Trang 1
- TP.HCM 5
- Vũng Tàu 1
- Cần Thơ 1
- Bình Dương 1
- Đồng Nai 1
- TKNN 1
Ý kiến của bạn